Giải đáp ý nghĩa cổng tam quan trong văn hoá Việt Nam

Có thể thấy, cổng tam quan là một trong những hình ảnh quen thuộc thường thấy trong những công trình như: đền, chùa, miếu hay những công trình lăng mộ,…Vậy ý nghĩa cổng tam quan trong văn hoá Việt Nam là gì? Để trả lời cho câu hỏi này, mời các bạn đọc cùng theo dõi hết bài viết dưới đây!

Cổng tam quan là gì?

Cổng tam quan và ý nghĩa cổng tam quan trong văn hoá Việt Nam
Xây cổng tam quan bằng đá đẹp, ý nghĩa cổng tam quan 

Cổng tam quan là một loại cổng lớn được thiết kế dựa trên kiến trúc cổ, được xây dựng nhiều ở những nơi như: đền, chùa, miếu,…Chiếc cổng này đã gắn liền với những nét văn hoá tâm linh, Phật giáo của người Việt từ bao đời nay.  Với ba lối đi riêng bao gồm: lối chính giữa, bên trái và bên phải với kích thước to nhỏ khác nhau. Ở mỗi cửa nhỏ hai bên thường được khắc bên trên đó là câu đối, tại các ngôi chùa, thì trên đầu hai cổng phụ thường được chạm khắc lên hai chữ “Từ bi” và “Hỷ xả”. Còn ở bên trên cổng lớn thường sẽ được khắc lên đó là tên chùa, tên miếu hay địa điểm nào đó,….

Tại sao lại gọi là cổng tam quan?

Cổng tam quan xuất hiện từ thời vua chúa Việt nam, thời Nho giáo. Nhà vua đã đưa ra lệnh cho các kiến trúc sư thiết kế và xây dựng nên cổng có 3 lối đi dựa theo thuyết tam tai.

  • Cổng nhỏ bên Phải là lối đi được dành cho các quan võ.
  • Cổng nhỏ bên Trái là lối đi được dành cho các quan văn.
  • Cổng chính lớn ở giữa là lối đi được dành riêng cho vua chúa.

Tuy vậy, tại các miếu, chùa,… thường sẽ thấy không mấy khi mở cửa chính mà chỉ mở hai bên cửa phụ. Cửa bên Trái là lối đi vào, được khắc lên chữ “Thanh Long”, cửa Phải là lối đi ra, được khắc chữ “Bạch Hổ”. Điều này mang ý nghĩa là khi ra vào chùa sẽ được gọi là “nhập long, xuất hổ”, mang phúc đức từ chùa về nhà. 

Kiến trúc đặc trưng của cổng tam quan

Có hai loại cổng tam quan là: cổng tam quan có gác và cổng tam quan kiểu tứ trụ.

Cổng tam quan có gác 

Cổng tam quan có gác là dạng phổ biến hầu hết ở các khu di tích lịch sử, hay đền, chùa,…Ở phía bên trên của phần cổng chính sẽ có thêm một chiếc gác nhỏ. Và ở một số nơi, họ không chỉ đơn giản là xây thêm một chiếc gác nhỏ mà còn thiết kết rất kỳ công, và có thể lên đến thêm 2 hoặc 3 tầng nữa ở bên trên cổng chính. 

Cổng tam quan và ý nghĩa của cổng tam quan trong văn hoá Việt Nam
Cổng tam quan có gác bằng đá đẹp

Thông thường, ở những tầng gác này sẽ được đặt một chiếc chuông hoặc trống, khánh để tiện phục vụ cho những nghi lễ hay việc kêu gọi dân làng làm một việc gì đó,…Nếu không, thì cũng có thể đặt thêm những bức tượng Phật hay thần thánh,…để thể hiện và bày tỏ lòng thành kính. 

Cổng tam quan tứ trụ 

Cổng tam quan kiểu tứ trụ cũng rất phổ biến, đặc biệt là ở những tỉnh miền Tây. Dạng cổng này được cấu tạo đơn giản bằng bốn thanh trụ cột và có thêm hai thành ở giữa cao hơn hẳn so với thanh phía ngoài cùng. Những tứ trụ này sẽ được nối kết với nhau bằng những thanh xà ngang cách điệu. Từ đó tạo nên được ba lối đi đặc trưng riêng của tam quan môn. Trên mỗi trụ cột vẫn sẽ khắc những câu đối, nhưng khác ở chỗ sẽ không ghi tên cổng, chùa, miếu,…

Cổng tam quan và ý nghĩa của cổng tam quan trong văn hoá Việt Nam
Cổng tam quan tứ trụ

Cổng tam quan có ý nghĩa như thế nào đối với văn hoá người Việt Nam?

Ý nghĩa cổng tam quan theo quan niệm của Phật giáo

Ý nghĩa cổng tam quan đặc trưng, phổ biến nhất chính là dựa trên tư tưởng của Phật giáo. Mỗi chiếc cổng là tượng trưng cho một cách nhìn của Nhà Phật bao gồm “không quan”,”hữu quan” và “trung quan”. Trong đó, “hữu quan” là thể hiện cho các sắc (giả), “không quan” là thể hiện cho cái không (vô thường) và “trung quan” là thẻ hiện cho sự trung dung của cả hai yếu tố đó là sắc và không. 

Tuy nhiên, cũng có một quan niệm khác giải thích rằng cổng tam quan là ý niệm về “tam giải thoát môn” bao gồm có các cửa vô tác, vô tướng và vô không để có thể bước vào cõi Niết Bàn.

Chỉ khi nào con người thực sự hiểu được ý nghĩa của ba cửa này thì mới có thể thoát được khỏi những oán hận, đau khổ, sân si trong cuộc để tìm được sự bình yên và an lạc trong tâm hồn. Không chỉ vậy, nó cùng còn mang một ý nghĩa khác nữa đó chính là cổng dành cho Tam bảo. 

Ý nghĩa cổng tam quan theo quan niệm vua chúa ngày xưa

Thời vua chúa, hầu hết những công trình đều được xây dựng cổng tam quan. Như đã nói ở trên, thì quy định lối chính giữa là dành cho vua, bên cửa tả là dành cho quan văn và bên cửa hữu là dành cho quan võ.

Giải đáp ý nghĩa cổng tam quan trong văn hoá Việt Nam
Cổng tam quan đẹp tại chùa Hoằng Phúc

Vì vậy mà các cổng làng hay những công trình đền, chùa, miếu, lăng mộ,…đều được xây dựng theo dạng cổng tam quan để đón vua chua về thăm làng. Những ngày thường thì cửa chính được đóng và chỉ mở hai cửa ở hai bên trừ những dịp lễ lớn hay những lần vua, chúa về thăm thì cửa chính mới được mở. 

Bài viết trên đây là những lý giải về ý nghĩa cổng tam quan dành cho bạn đọc. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp cho các bạn hiểu hơn về những nét văn hoá đặc sắc của người Việt Nam. Nếu các bạn muốn tìm hiểu nhiều hơn về cổng tam quan bằng đá hay những kiến trúc lăng mộ đá của người Việt Nam thì có thể truy cập vào website: stoneninhbinh.com để tham thảo thêm thông tin và nhiều những mẫu mã đa dạng khác nhau.